Cách chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà đạt hiệu quả 100%

Contents

Hiện tượng thấm dột trần nhà, tường nhà đem đến rất nhiều những tác hại khác nhau cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt, khi mùa mưa đang tới gần thì việc các hộ gia đình cần quan tâm đến chống thấm khe tiếp giáp vì đây là một trong những vị trí gặp nhiều khó khăn trong việc chống thấm.

Khe tường là vị trí tương đối nhạy cảm đối với mỗi công trình. Thông thường, khoảng không gian của nó không lớn. Thậm chí là khó có thể nhìn trực tiếp vào được. Chính vì thế, đôi khi chúng ta không thể kiểm soát được các vấn đề xuất hiện trong đó. Điển hình như tình trạng nước mưa chảy vào và ứ đọng trong thời gian dài. Tuy nhiên, cũng không thể mặc kệ điều đó. Bởi nếu bạn không có phương pháp chống thấm triệt để thì ngôi nhà của bạn chắc chắn bị ảnh hưởng ít nhiều.

Lúc này, sử dụng các biện pháp hoặc một dịch vụ chống thấm uy tín sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho các gia đình. Sau đây sẽ là hai gợi ý dành cho các hộ gia đình để xử lý hiện tượng thấm dột trong gia đình.

Tại sao khe tường lại bị thấm dột?

Không gian giữa khe tường mặc dù nhỏ chúng ta không quan sát được. Song nó lại lớn so với dòng chảy của nước. Mỗi khi trời mưa, nếu phía trên không được che chắn, nước sẽ chảy vào. Đây là tác nhân chính cho mọi sự cố thấm dột. Chứ không riêng gì đối với khe tường giữa 2 nhà.

  • Không gian eo hẹp nên thường bí bách, nước không thoát ra được. Điều đó có nghĩa, nước sẽ có thời gian ứ đọng tương đối lâu.
  • Bị tường 2 nhà che chắn kín nên không có ánh nắng chiếu vào. Do đó, không gian tại đây luôn ẩm ướt.
  • Thời tiết Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, mang đến lượng nước và hơi nước lớn. Chính vì thế, khu vực tường tiếp giáp luôn đứng trước nguy cơ bị nước xâm nhập.

Với những cơ sở đã được chỉ ra, hẳn không có gì băn khoăn cho vấn đề thấm dột khe tường. Điều quan trọng bây giờ là xác nhận phương án chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà tối ưu.

Hậu quả của sự cố thấm dột khe tường

Nếu công tác xử lý chống thấm khe tường không được triển khai hiệu quả, kịp thời. Ngôi nhà của bạn sẽ đối mặt với nhiều hậu quả. Đó là:

  • Tường phía trong nhà bị nước ngấm vào, mọc rêu mốc
  • Tường bị ố nước loang lổ, lem màu rất mất thẩm mỹ
  • Hư hỏng thiết bị điện tử treo trên tường hoặc đặt sát tường: tivi, tủ lạnh, quạt điện,…
  • Nếu là tường bếp sẽ khiến không khí luôn ẩm ướt, hư hỏng thực phẩm
  • Mang đến nhiều mầm bệnh không tốt cho sức khỏe con người

Cách chống thấm 2 nhà liền kề hiệu quả

Để bảo vệ ngôi nhà thân yêu cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân, chúng ta sẽ cần đến giải pháp xử lý chống thấm khe tường hiệu quả triệt để nhất.

Khe tiếp giáp giữa hai nhà nhỏ thường không nhìn thấy. Hoặc khe tiếp giáp có khe tiếp giữa hai nhà tách nhau có độ rộng lớn hơn 1 – 5cm.

1/ VỚI TRƯỜNG HỢP KHE TIẾP GIÁP NHỎ

Sử dụng băng keo chống thấm

Sử dụng băng keo chống thấm là một phương pháp thi công đơn giản và nhanh gọn nhất hiện nay. Loại băng keo chống thấm này có một lớp keo khá dày và có thể bám dính tốt trên nhiều loại vật liệu hơn nữa lớp keo có độ dính siêu bền có thể bít kín toàn bộ bề mặt nó bao phủ. Với phương pháp chống thấm này vừa tiết kiệm chi phí cũng như thời gian công sức cho khách hàng.

Sử dụng keo chống thấm khe tường

Những ngôi nhà liền kề có khe tiếp giáp rất nhỏ, mắt thường có thể không nhìn thấy rõ ràng thì biện pháp xử lý chống thấm dột ở đây là sử dụng hóa chất tạo màng đàn hồi cao gốc Polymer, Acrylic hay sản phẩm cao cấp hơn nữa là Polyurethane sẽ đem lại những hiệu quả cao cho các hộ gia đình. Sử dụng keo tạo màng gốc polymer, acrylic hay keo gốc silicon…

Xử lý khe lún giữa 2 nhà bằng màng chống thấm

Phương pháp này cũng là áp dụng thi công chống thấm ngược. So sánh với cách làm ở trên, hiệu quả chống thấm không thua kém. Tuy nhiên, chống thấm khe tường bằng màng khò nóng luôn đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Do đó, chỉ với các đơn vị thi công tay nghề cao mới lựa chọn phương án này.

Các loại màng chống thấm này có tính dẻo và đàn hồi rất cao nên có khả năng hồi phục, trám bít các khe hở, khe lún giữa 2 nền móng hiệu quả, tránh hiện tượng ứ đọng nước. 

  • Nếu tường hai bên cao bằng nhau thì chúng ta cần phải cạo sạch nền sân thượng. Cả hai nhà khỏi vữa yếu hay các bụi bẩn. Nếu chiều cao hai tường khác nhau thì sẽ cạo sạch sàn của bên nhà thấp hơn. Công việc này cần được tiến hành tỉ mỉ mớii đảm bảo hiệu quả.
  • Sau khi cạo xong, chúng ta sử dụng khò nóng để thổi khô bề mặt vừa cạo. Nhằm đảm bảo chắc chắn rằng không bị đọng nước bên trong.
  • Chúng ta sử dụng màng khò dán gốc bitum có chứa sợi polyester gia cường lực nén – kéo để phủ lên khoảng tường cần thực hiện chống thấm. Sau đó dùng đèn khò thổi vào cho đến khi màng chảy ra và bám vào bề mặt sàn hay tường. Để đảm bảo an toàn chống thấm thì chúng ta nên khò rộng từ 20 – 40cm.

2/ CHỐNG THẤM KHE LÚN NHÀ LIỀN KỀ CÓ KHE TIẾP GIÁP NHỎ TỪ 1 – 5CM

Với những ngôi nhà đã được xây dựng lâu. Khoảng cách giữa hai ngôi nhà từ 1cm đến 5cm thì cần sử dụng màng bitum dán chống thấm. Tiếp sau đó nên phủ lên một lớn chống thấm Acrylic để có thể chống lại những tia nắng UV. Bên cạnh đó, các hộ gia đình có thể sử dụng lớp tôn inox không rỉ được ghim chặt vào tường sau đó dùng SikaFlex Const miết dọc phần tôn ghim vào tường.

Nhìn chung, với những ngôi nhà được xây dựng từ 3 năm trở lên. Có khe lún ổn định thì việc giải quyết những khe lún này cũng trở nên hiệu quả và các hộ gia đình có thể xử lý được triệt để hơn.

Xây lòng máng khi khe tiếp giáp giữa hai nhà lớn > 5cm

Đây là cách xây dựng tạo đường thoát dạng 1/2 ống hoặc 1/4 ống tròn. Với độ nghiêng tùy thuộc vào thực tế của khe tiếp giáp giữa hai nhà.

  • Nếu khe tiếp giáp giữa hai nhà lớn không quá 10cm và tường 2 nhà bằng nhau : Thợ xây dựng sẽ không trát tường bên ngoài cho nhà bạn được. Mà cũng không xây dựng thêm vật liệu nào vào đó cả. Dù làm chống thấm bằng cách nào thì bạn cũng nên yêu cầu thi công tạo lòng máng 1/2 ống tròn cho mình. Bằng cách quay ngang gạch tại điểm cuối tiếp giáp. Rồi sử dụng vữa và gạch vụn để tạo vách máng. Trát bề mặt rồi làm chống thấm.
  • Còn khe tiếp giáp của hai nhà hẹp. Hoặc tường của hai nhà không bằng nhau : Thợ thi công sẽ tạo lòng máng 1/4 ống tròn. Cách thi công này có thể sử dụng vữa và gạch vụn. Hoặc có thể sử dụng các vật liệu khác nữa như: Tôn, màng chống thấm, tấm nhựa…
  • Đối với các khe tường tiếp giáp có kích thước nhỏ có thể sử dụng phương pháp bít kín bằng vật liệu xây dụng như xi măng cát rồi sử dụng băng keo chống thấm hoặc màng chống thấp dán lên bề mặt khe tiếp giáp để ngăn chặn nước có thể tiếp xúc vị trí tiếp giáp

Thi công chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà bằng cách nào rẻ nhất?

Một phương án thi công tốt không chỉ đảm bảo về hiệu quả. Mà còn cần cân nhắc đến chi phí tiết kiệm sao cho hợp lý với ngân sách. Đó là yêu cầu của khách hàng và cũng là mục tiêu hướng đến mà dịch vụ chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà uy tín giá rẻ. THbond sẽ tư vấn cho khách hàng cách thi công giá rẻ tiết kiệm mà vẫn đảm bảo hiệu quả triệt để lâu dài.

Thấm dột khe tiếp giáp giữa 2 nhà do các khu dân cư thi công sát nhau. Lại không cùng 1 thời điểm nên bị hạn chế nhiều khâu. Như không lắp đặt được máng thoát nước, không trát được tường tiếp giáp…. Cách chống thấm tường được đánh giá tối ưu nhất về cả chi phí lẫn chất lượng là dán màng khò nóng.

Cách làm như sau:

  • Đục bờ khe tiếp giáp giữa 2 nhà, xử lý đến khi chạm vào cốt gạch hoặc bê tông.
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường, sàn, gạch. Loại bỏ hết tạp chất để màng dán có thể gắn kết tốt nhất.
  • Dán màng khò nóng bằng đèn khò bếp ga. Theo hình chữ L giữa sàn và tường chạy dọc theo 2 bên tường nhà.
  • Láng phủ bảo vệ bề mặt chống thấm bằng phụ gia thích hợp. Để gia cố đảm bảo tuổi thọ và hiệu quả lâu dài.

Với phương pháp này, chúng ta chỉ nên tìm đến các địa chỉ uy tín. Để được đảm bảo về kỹ thuật thi công chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà tốt nhất. Bởi vì sử dụng màng khò nóng không phải là một phương án đơn giản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0965 021 077